Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Trả lời các vướng mắc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Trả lời các vướng mắc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Có thể thanh toán BHYT tại cơ quan bảo hiểm?

Hỏi: Thẻ BHYT của tôi ghi nơi khám, chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện đa khoa quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Vừa qua, tôi điều trị bệnh tại đây nhưng không xuất trình thẻ BHYT nên không được hưởng quyền lợi. Tôi xin hỏi, tôi có được thanh toán lại chi phí chữa bệnh không? Nếu được thì cơ quan nào thanh toán?
Trả lời :

Căn cứ: Điều 14.15.16, Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Theo đó: trường hợp không xuất trình thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh thì được thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp gồm có:
– Giấy ra viện;
– Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan; thẻ BHYT;
– Một trong các giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, bằng lái xe…
Đề nghị ông mang hồ sơ, chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn giải quyết.


Hỏi: Tôi xin hỏi, theo quy định mới, từ ngày 1/1/2016, trường hợp chỉ có người chồng tham gia BHXH khi vợ sinh con thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng hai tháng lương cơ sở của tháng lương hiện tại, như vậy có đúng không? Nếu đúng thì tại sao địa phương tôi chưa thực hiện? Nếu có văn bản hướng dẫn thực hiện muộn thì tôi có được truy lĩnh không?
Trả lời:
Căn cứ:
– Điều 38, Luật BHXH
– Điểm a, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Theo đó: trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Đối chiếu quy định trên, nếu vợ ông sinh con từ ngày 1/1/2016 trở đi mà ông đủ điều kiện nêu trên thì ông nộp hồ sơ đầy đủ theo Điều 101 Luật BHXH gồm: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Bản sao Giấy Chứng sinh của con cho đơn vị ông làm việc để chuyển cơ quan BHXH giải quyết chế độ thai sản đối với ông theo quy định.

Nếu ông có đủ các điều kiện này mà chưa được nhận trợ cấp thai sản thì ông đến cơ quan BHXH tại địa phương để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định.


3. Đi lao động tại nước ngoài đóng BHXH thế nào?

Hỏi: Tôi là lao động xuất khẩu tại Đài Loan. Trong thời gian tôi làm việc tại Đài Loan đã đóng các phí bảo BHXH, BHYT theo quy định của Đài Loan. Vậy, thời gian tôi làm việc bên Đài Loan có phải đóng BHXH tại Việt Nam nữa không?
Trả lời:
Căn cứ: Điểm g, Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH
Theo đó: trường hợp bà Lệ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72/2006/QH11) thì bà Lệ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

4. Đơn vị tự chủ về tài chính (NĐ 115/2005/NĐ-CP) không sử dụng ngân sách trả lương. Vậy mức đóng BHXH cho người lao động căn cứ theo thang bảng lương nhà nước hay mức lương hiện hưởng?

Trung tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm TPHCM là đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước thuộc đối tượng áp dụng thang lương, bảng lương nhà nước theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
 Theo mục 1.1, khoản 1, điều 6 quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương..

Lao động nghỉ việc riêng đi làm lại, đơn vị báo tăng trên mạng thì nhận thẻ BHYT tại cơ quan BHXH hay thông qua bưu điện?

Trường hợp đơn vị đã giảm lao động do nghỉ việc riêng, sau đó đi làm lại:
- Nếu khi báo giảm lao động có trả thẻ Bảo hiểm y tế, thì khi đơn vị lập hồ sơ điện tử báo đi làm lại hợp lệ, thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được gửi về đơn vị qua bưu điện.
- Nếu khi nghỉ việc riêng không trả thẻ, tăng thu BHYT đến hết giá trị thẻ thì đơn vị lập hồ sơ điện tử tăng lại đồng thời giảm thu BHYT từ tháng đi làm đến hết giá trị thẻ BHYT.

Người lao động được cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN không? Thời gian đi học có được tính thâm niên nghề không?

Căn cứ Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Điểm 1.1 Mục 1 Công văn số 1660/BHXH-THU ngày 28 tháng 05 năm 2015 của BHXH TPHCM về việc hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày quy định người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài. Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: BHXH: 26% (đơn vị: 18%, người lao động: 8%); BHTN: 2% (đơn vị: 1%, người lao động: 1%).
Thực hiện theo quy định trên, trường hợp người lao động được cử đihọc tập, làm việc tại nước ngoài theo quyết định của công ty, có thời gian ngày đi, ngày về cụ thể thì không phải đóng BHYT nhưng sẽ được tính là thời gian tham gia BHYT; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi.

Người lao động nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên không phải đóng BHYT mà vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Vậy ai là người phải đóng BHYT cho cho người lao động? 

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 17 của Quyết định trên quy định người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế là đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng. 
Vì vậy, nếu Người lao động trong đơn vị Bạn thuộc đối tượng này thì được cấp thẻ BHYT đối tượng ốm đau dài ngày và tiền BHYT do do tổ chức BHXH đóng.

Người lao động ký hợp đồng lao động dài hạn thì đóng BHYT, BHTN, BHXH hay chỉ đóng BHXH?

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
Như vậy, công ty sẽ bắt đầu tham gia BHXH cho những người lao động nước ngoài đang làm việc kể từ ngày 01/01/2018. Hiện tại, công ty chỉ đăng ký tham gia BHYT người nước ngoài cho đối tượng trên bắt đầu từ ngày ký hợp đồng chính thức với công ty.

Lao động nữ đi làm sớm sau khi nghỉ thai sản thì đóng BHXH quy định tại văn bản nào?

Căn cứ Điểm c Khoản 6.4 Mục 6 Điều 38 Công văn 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 của BHXH TPHCM quy định từ ngày 01/01/2016, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời điểm từ khi đi làm trước đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT.

Người lao động nghỉ việc ở Cty cũ, chưa chốt Sổ vì cty cũ nợ tiền BHXH trên 2 năm. Hiện nay đang tham gia BHXH tại đơn vị mới và chuẩn bị nghỉ việc, đơn vị mới phải làm thế nào để chốt sổ trả cho người lao động?

Tại mục 10, khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 quy định về việc ghi và xác nhận số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN: nếu đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc.
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được quyền nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu công ty vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho bạn hoặc không đóng đúng, đóng đủ BHXH cho bạn thì bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ. 

Khi đăng nhập tài khoản TS24 trong phần mềm IBH có hiện quá trình lưu hồ sơ đã kê khai trước hay không? Nếu máy tính đang sử dụng hỏng mà đăng nhập máy khác không có quá trình thì có cách nào để lấy lại dữ liệu?
Hồ sơ báo tăng 103 khi trả hồ sơ về cho cty không có sổ BHXH cho công nhân mới từ 1/2016. Đề nghị BHXH xem xét?

1. Khi đăng nhập vào iBHXH thực hiện các bước sau để tra cứu hồ sơ đã kê khai : Kết xuất BC > Lịch sử giao dịch. Bạn có thể xem hướng dẫn thực hiện giao dịch BHXH điện tử theo địa chỉ sau : http://ts24.com.vn/web/hotro/hotro_ibhxh.ts24. Hoặc liên hệ nhà cung cấp I-VAN, công ty TS24 để được hướng dẫn cụ thể. 
2. Trường hợp tăng mới lao động: nếu người lao động đã có sổ cũ thì vẫn tiếp tục tham gia theo số sổ đó, nếu chưa được cấp sổ thì cơ quan BHXH sẽ cấp sổ mới, gửi trả cho đơn vị qua bưu điện.

Sử dụng chữ ký số cho giao dịch điện tử về hồ sơ BHXH khác với chữ ký số với cơ quan thuế có được không?

Theo công văn số 3685/TB-Bảo hiểm xã hội ngày 17 tháng 11 năm 2015 có đề nghị các đơn vị chưa thực hiện giao dịch điện tử tiến hành đăng ký trực tiếp trên cổng thông tin http://gddt.baohiemxahoi.gov.vn để thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, bạn có thể sử dụng ký số của các nhà cung cấp đã nêu, có thể dùng chung với ký số đã khai báo thuế hoặc riêng 01 ký số để khai báo BHXH.

Người lao động không làm việc và không hưởng lương 14 ngày làm việc trở lên thì không đóng BHXH phải không?

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 thì người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định nêu trên thì người lao động có ngày làm việc thực tế từ 14 ngày trở lên trong tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Người lao động chưa thanh toán các khoảng còn tồn đọng trước khi nghỉ việc. Đơn vị không chốt sổ trả cho người lao động được không?

Tại mục 10, khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 quy định về việc ghi và xác nhận số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN: nếu đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc.
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được quyền nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, nếu công ty gặp khó khăn, khi có NLĐ nghỉ việc thì vẫn phải chốt sổ, trả sổ BHXH cho NLĐ theo quy định trên. 

Từ 2016 hồ sơ gia hạn thẻ giao dịch qua điện tử, đơn vị gia hạn thẻ cho người nước ngoài như thế nào?

Đề nghị đơn vị lập hồ sơ điện tử theo PGNHS 103, khai báo chọn mã đơn vị BW1286Z, để gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài đang làm việc tại đơn vị.

Người lao động không làm việc và không hưởng lương 14 ngày làm việc trở lên thì không đóng BHXH, vậy đơn vị có đóng BHXH cho lao động đó không?

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định nêu trên thì người lao động có ngày làm việc thực tế dưới 14 ngày trong tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN.

Người lao động xin nghỉ không lương nhưng vẫn muốn tự bỏ tiền tham gia BHXH trong tháng đó được không?

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định trên, NLĐ nghỉ không lương và số ngày làm việc thực tế trong tháng dưới 14 ngày thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Người lao động đã có thẻ BHYT (tự nguyện hoặc được cấp) do bị mất nên không trả thẻ lại được. Nếu tham gia BHXH tại đơn vị mới có phải đóng BHYT không? Nếu không có 2 thẻ BHYT thì được lợi ích gì?

Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
Trường hợp NLĐ đã tham gia thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì vẫn tham gia BHYT bắt buộc tại công ty. Sau khi thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc được cấp thì NLĐ mang thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (bản photo) và thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc (bản chính) đến Đại lý thu Ủy Ban Nhân Dân Phường hoặc Đại lý thu Bưu Điện nơi NLĐ đăng ký mua thẻ Bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hoàn trả lại tiền đóng trùng theo quy định.

Người lao động làm nhiều công ty có cùng số sổ nhưng trên C13 chỉ thể hiện quá trình của cty đang làm, vì sao?

Hiện tại, trang web http://c13.bhxhtphcm.gov.vn/ chưa cập nhật dữ liệu đầy đủ, chúng tôi sẽ bổ sung trong thời gian sớm nhất, bạn vui lòng quay lại tra cứu thông tin cá nhân đóng Bảo hiểm xã hội sau.

Đã tham gia BHYT hộ gia đình khi ký hợp đồng lao động có phải đóng BHYT không?
Nộp hồ sơ qua bưu điện phải nộp mấy bản?

1. Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
Trường hợp NLĐ đã tham gia thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì vẫn tham gia BHYT bắt buộc tại công ty. Sau khi thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc được cấp thì NLĐ mang thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (bản photo) và thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc (bản chính) đến Đại lý thu Ủy Ban Nhân Dân Phường hoặc Đại lý thu Bưu Điện nơi NLĐ đăng ký mua thẻ Bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hoàn trả lại tiền đóng trùng theo quy định.
2. Mỗi phiếu giao nhận hồ sơ có quy trình xử lý riêng và yêu cầu các mẫu kê khai, hồ sơ riêng, đơn vị phải lập hồ sơ theo đúng thành phần quy định trên PGNHS khi nộp hồ sơ qua bưu điện.

Nếu phụ cấp độc hại không cố định hàng tháng mà dựa trên thực tế phát sinh có phải tính phụ cấp độc hại này vào lương đóng BHXH không?

Căn cứ Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 là mức lương và các khoản phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động.
Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự. 
Các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động không, đóng BHXH.

Người lao động trước khi vào cty đã mua BHYT tự nguyện, sau khi vào cty NLĐ có phải tham gia BHYT nữa hay không?

Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
Trường hợp NLĐ đã tham gia thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì vẫn tham gia BHYT bắt buộc tại công ty. Sau khi thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc được cấp thì NLĐ mang thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (bản photo) và thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc (bản chính) đến Đại lý thu Ủy Ban Nhân Dân Phường hoặc Đại lý thu Bưu Điện nơi NLĐ đăng ký mua thẻ Bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hoàn trả lại tiền đóng trùng theo quy định.

Từ ngày 01/01/2018, người nước ngoài được cty mẹ cử ra nước ngoài làm việc có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
Như vậy, công ty sẽ bắt đầu tham gia BHXH cho những người lao động nước ngoài đang làm việc kể từ ngày 01/01/2018. Hiện tại, công ty chỉ đăng ký tham gia BHYT người nước ngoài cho đối tượng trên bắt đầu từ ngày ký hợp đồng chính thức với công ty.

Đối tượng đóng BHXH: người lao động có hợp đồng từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng kể cả hợp đồng thời vụ, freelancer? lao động nam có vợ sinh con được nghỉ 5-7 ngày, trong thời gian nghỉ BHXH trả lương cho họ phải không? Bao nhiêu? Thủ tục gồm giấy tờ gì?

1. Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, từ 1/1/2016 đến 31/12/2017, công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các trường hợp HĐLĐ từ đủ 3 tháng, từ 01/01/2018 tham gia đầy đủ các HĐLĐ từ đủ 1 tháng kể cả HĐ thời vụ, HĐ freelancer hay các loại HĐLĐ khác.
2. Điều 34 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. 
Hồ sơ gồm: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản (mẫu C70a-HD) do đơn vị sử dụng lao động lập.

Cty chỉ có 1 giám đốc không đóng BHXH được không? Thời gian sử dụng mật khẩu thử nghiệm đến khi nào?

Căn cứ khoản 1.5 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Do vậy trường hợp nếu giám đốc trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh có tên trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và được hưởng các chế độ theo quy định. Hiện nay, việc sử dụng mật khẩu thử nghiệm đã chấm dứt. Đề nghị công ty thực hiện theo công văn số 3685/TB-Bảo hiểm xã hội ngày 17 tháng 11 năm 2015 tiến hành đăng ký giao dịch điện tử trực tiếp trên cổng thông tin http://gddt.baohiemxahoi.gov.vn để thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương trên 14 ngày trong tháng nếu vẫn muốn đóng BHXH thì có được không và thủ tục như thế nào?

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định trên, NLĐ nghỉ không lương và số ngày làm việc thực tế trong tháng dưới 14 ngày thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Cty sử dụng phần mềm iBHXH nhưng chưa nhận được C12-TS, chưa nhận được quyết toán quí 4/2015, đề nghị BHXH giải quyết.

Hiện tại, cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh đưa thông báo số liệu đóng tiền (mẫu C12-TS) và báo cáo tổng hợp phát sinh trong tháng (mẫu D02a) trên phần mềm điện tử iBHXH. Khi đăng nhập vào iBHXH, thực hiện các bước sau để xem thông báo hàng tháng  >> QLHS kê khai >> Hồ sơ nhận về từ BHXH. Ngoài ra nếu các đơn vị không sử dụng phần mềm kê khai iBHXH thì liên hệ trực tiếp với cán bộ quản lý quận, huyện để được cung cấp số liệu báo cáo hàng tháng.

Cty có lao động làm việc tại 3 vùng khác nhau, vậy đóng BHXH cho người lao động 3 vùng tại BHXH TP. HCM được không?

Căn cứ khoản 1 mục II Công văn số 3844/BHXH-THU ngày 30/11/2015 quy định người lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại văn phòng hoặc trụ sở chính đóng tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng làm việc ở các vùng khác thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn làm việc ghi trong hợp đồng lao động để điều chỉnh lại tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng, làm căn cứ đóng, hưởng BHXH, BHYT và BHTN.
Thực hiện theo quy định trên thì những người lao động được công ty ký HĐLĐ tại trụ sở công ty (vùng 1) nhưng làm việc tại các vùng 2, vùng 3 hoặc vùng 4 thì có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở trích nộp BHXH, BHYT, BHTN tương ứng là vùng 2, vùng 3 hoặc vùng 4 (hoặc công ty có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1 cho các đối tượng này)

Hết tuổi lao động chưa đủ 20 năm đóng BHXH có được đóng 1 lần để hưởng lương hưu ngay không? Mức đóng và thủ tục ra sao?

Căn cứ tại mục e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội về cách tính số tiền lãi gộp phải nộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng. Khi có hướng dẫn, cơ quan BHXH sẽ thông báo cho công ty biết và thực hiện.

Người lao động nghỉ không lương 14 ngày trở lên không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN phải không? Có phải trả lại thẻ BHYT không?

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định trên, NLĐ nghỉ không lương và số ngày làm việc thực tế trong tháng dưới 14 ngày thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Khi nghỉ không lương, NLĐ phải trả thẻ trước ngày 01 tháng nghỉ, nếu không trả thẻ thì đóng BHYT đến hết giá trị thẻ.

Hiện tại ở đơn vị chỉ cần người lao động làm việ 5 ngày là được đóng BHXH phải không?

Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định trên, NLĐ có số ngày làm việc thực tế trong tháng 05 ngày, dưới 14 ngày thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Người lao động nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên, đơn vị báo giảm BHXH, BHYT, BHTN thì tháng báo giảm có phải đóng BHYT không?
Nghỉ việc ngày 15 của tháng thì trả thẻ ngày nào là không trễ?
CV 212 hướng dẫn lao động nữ sinh con đi làm sớm thì đóng BHXH, BHYT đúng hay sai?

- Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 17 của Quyết định trên quy định người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế là đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng. 
Vì vậy, nếu Người lao động trong đơn vị Bạn thuộc đối tượng này thì được cấp thẻ BHYT đối tượng ốm đau dài ngày và tiền BHYT do do tổ chức BHXH đóng.
- Căn cứ Điểm c Khoản 6.4 Mục 6 Điều 38 Công văn 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 của BHXH TPHCM quy định từ ngày 01/01/2016, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời điểm từ khi đi làm trước đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN. 
- NLĐ phải trả thẻ trước ngày 01 của tháng nghỉ việc. Việc báo giảm lao động tại tháng hiện tại sẽ giảm thu toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN. Nếu muốn sử dụng thẻ BHYT thì NLĐ phải đóng BHYT đến hết giá trị thẻ.

Người lao động hết tuổi vẫn làm việc tại cty, có đóng BHXH không?
Nếu thời gian tham gia BHXH là 15 năm muốn đóng thêm cho đủ 20 năm thì làm thủ tục gì?

Trường hợp người lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) tiếp tục làm việc tại Công ty thì có thể đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho đến khi đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí theo quy định. Ngoài ra, tại Mục e Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Theo đó, người lao động thôi việc thì thực hiện theo quy định nêu trên.
Tuy nhiên hiên nay chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa thực hiện được, cơ quan BHXH sẽ có hướng dẫn ngay cho người tham gia.

Người nước ngoài ký hợp đồng lao động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện di chuyển nội bộ (ký hợp đồng lao động với Cty mẹ) ai thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH, BHYT?

Khoản 2 Điều 168 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ”. Như vậy, về cơ bản, quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương tự như người lao động Việt Nam làm việc trong nước quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động 2012.
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
Thực hiện theo quy định trên, người nước ngoài làm việc tại công ty có ký HĐLĐ, hưởng lương và làm việc theo các điều kiện nêu trên thì thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHXH (từ 01/01/2018).

Xin hướng dẫn cách thực hiện nộp báo cáo online?

Tại công văn số 3685/TB-BHXH ngày 17 tháng 11 năm 2015 có đề nghị các đơn vị chưa thực hiện giao dịch điện tử tiến hành đăng ký trực tiếp trên cổng thông tin http://gddt.baohiemxahoi.gov.vn để thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, bạn hãy tham khảo công văn và thực hiện các bước nêu trên để giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử. Bạn vui lòng liên hệ số 08.39979039 (ext 1707, 1708 hoặc 1710) để được hướng dẫn hồ sơ trên cổng thông tin điện tử. Ngoài ra, một số đơn vị cung cấp chữ ký số có sẵn dịch vụ I-Van để kê khai và nộp hồ sơ điện tử, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp chữ ký số để biết thông tin chi tiết. Trường hợp đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh thật sự khó khăn, không có mạng internet để giao dịch điện tử thì cần có văn bản cho cơ quan BHXH để được hướng dẫn cụ thể.

Các phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, độc hại có quy định trong quy chế lương của doanh nghiệp nhưng không có ghi trong hợp đồng lao động thì có tính vào mức lương để đóng BHXH không?

Theo Luật BHXH, từ ngày 01/01/2016 người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động (không phải là mức tiền lương thực trả). Từ ngày 01/01/2018, thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Việc xác định tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và BHTN, đơn vị tham khảo tại Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tài liệu BHXH ghi: đóng BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở, đóng BHTN  theo mức lương tối thiểu vùng. Vậy doanh nghiệp đóng và thu của người lao động thì tính như thế nào?

Theo quy định đối với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm thì người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 lần tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng BHTN.
Tỷ lệ đóng BHXH từ 01/01/2016 đối với người sử dụng lao động là 22% (bao gồm 18% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN); Đối với người lao động là 10,5% (bao gồm 8% BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN).

Người lao động làm việc từ 2009 đến 2011 thì nghỉ việc cty cũ không chốt sổ chỉ trả tờ bìa. Người lao động làm sao chốt sổ được?  (cty cũ trả lời không còn chứng từ liên quan như: quyết định chấm dứt HĐLĐ…)

Tại mục 10, khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 quy định về việc ghi và xác nhận số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN: nếu đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc.
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được quyền nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu công ty vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho bạn hoặc không đóng đúng, đóng đủ BHXH cho bạn thì bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ. 

Khi thay đổi số, ngày cấp CMND có làm thủ tục thay đổi thông tin không?
Mẫu c13-TS khi nào mới in, nếu sai thì phản ánh với ai?
Nghỉ không hưởng lương 14 ngày trở lên xin đóng BHXH được không?
Báo giảm tháng 3 thì trả thẻ ngày nào để không bị tính tiền thẻ BHYT?
số CMND trên sổ khác với số CMND trên mẫu c13. vậy điều chỉnh về số CMND nào?

1. Khi thay đổi số CMND và ngày cấp thì không cần làm thủ tục thay đổi thông tin Bảo hiểm xã hội.
2. Hiện tại, trang web http://c13.bhxhtphcm.gov.vn/ chưa cập nhật dữ liệu đầy đủ năm 2015, chúng tôi sẽ bổ sung trong thời gian sớm nhất, bạn vui lòng quay lại để kiểm tra sau. 
3. Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy, người lao động có ngày làm việc thực tế dưới 14 ngày trong tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN.
4. Người lao động phải trả thẻ trước ngày 01 của tháng nghỉ việc.
5. Điều chỉnh theo số CMND bản chính, nếu sổ sai so với CMND thì làm PGNHS 302.

Đăng ký mức lương đóng BHXH cao hơn mức lương thực tế người lao động được nhận thì giải quyết thế nào?
Người lao động có thẻ BHYT ưu đãi thì có phải mua BHYT bắt buộc tại doanh nghiệp không?
Hợp đồng lao động từ 1 đến 3 tháng có phải đóng BHXH không? tính từ lúc nào?
người lao động có 16 năm tham gia BHXH, 15 năm là công việc nặng nhọc có được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu không?

Bạn có chắc bạn muốn từ bỏ cơ hội thắng được phần quà?Nếu bạn rời khỏi trang này, cơ hội chiến thắng một chiếc điện thoại mới của bạn sẽ được trao cho người khác!Bạn có chắc chắn muốn thoát khỏi trang này không?

Cá nhân người lao động không muốn ký hợp đồng lao động để không đóng BHXH được không?
BHXH có in tờ rời để đơn vị trả cho người lao động quản lý cùng sổ cuốn không?
Người lao động làm mất sổ không có sổ làm chế độ hưu trí thì sao?
Người lao động ốm dài ngày trong khi chờ duyệt chế độ ốm đau đơn vị hay người lao động đóng tiền để giữ thẻ BHYT?

1. Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động thì trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, từ 1/1/2016 đến 31/12/2017, công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các trường hợp HĐLĐ từ đủ 3 tháng, từ 01/01/2018 tham gia đầy đủ các HĐLĐ.
2. Công ty trả sổ BHXH để người lao động tự quản lý, khi NLĐ nghỉ việc, Công ty phải chốt sổ và trả sổ, tờ rời đầy đủ để NLĐ hưởng chế độ hoặc tiếp tục tham gia nơi khác.
3. Khi NLĐ làm mất sổ BHXH thì lập hồ sơ cấp mất theo PGNHS 305
4. Việc đóng BHYT để sử dụng thẻ do thỏa thuận của NLĐ và Công ty.

Hướng dẫn cách kiểm tra quá trình tham gia của người lao động?

Vào trang web c13bhxhtphcm.gov.vn – điền thông tin theo hướng dẫn (số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT, số CMND, năm sinh, mã xác nhận của hệ thống.

Nộp phần truy thu chậm do đơn vị nhận quyết định chậm (lỗi của cơ quan cấp trên) thì đơn vị có tính lãi nộp chậm không?
Nếu quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định thì phải tính lãi chậm đóng.

Người lao động làm việc nặng nhọc độc hại trước thời điểm ban hành danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại, hiện nay chưa bổ sung vào HĐLĐ đăng ký với cơ quan BHXH thì cần thủ tục gì để người lao động được giảm tuổi đời khi nghỉ hưu (đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại)
Đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh chức danh nặng nhọc độc hại để giải quyết cho người lao động.

-Người lao động tham gia BHXH theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ có phải đóng thì các khoản phụ cấp kiêm nhiệm (500.000-1.000.000 đồng/ tháng) không?
 - người lao động đến tuổi nghỉ hưu chưa tham gia BHXH đủ 20 năm thì đơn vị đóng hộ 1 lần cho những năm còn thiếu của người lao động được không?
- người lao động 62 tuổi, không hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm không?

- không đóng BHXH đối với phụ cấp kiêm nhiệm.
- nếu thời gian còn thiếu là 6 tháng trở xuống thì đóng. Thời gian còn thiếu nhiều hơn 6 tháng thì người lao động tự đóng BHXH tự nguyện.
- phải đóng BHXH. Giải thích thêm luật BHXH chỉ quy định người lao động đang hưởng lương hưu thì không tham gia BHXH.

Người lao động nghỉ việc thì Cty yêu cầu họ cung cấp Sổ để chốt hay người lao động tự liên hệ với cơ quan BHXH để chốt?
Người lao động cung cấp Sổ cho đơn vị để phối hợp với cơ quan BHXH chốt Sổ.

Người lao động nghỉ việc không nộp Sổ để chốt thì doanh nghiệp có thể chốt bảo hiểm với người lao động theo đúng quy định được không?

Doanh nghiệp chỉ làm thủ tục báo giảm  lao động với cơ quan BHXH, khi nào ngưởi lao động nộp Sổ thì làm thủ tục chốt Sổ.

Đơn vị phải làm biên bản gì để chuyển trả Sổ BHXH của người lao động đã tự nghỉ việc đã lâu và chưa hoàn thành hết trách nhiệm với đơn vị.

Đơn vị chuyển Sổ cho cơ quan BHXH quản lý. Khi người lao động có yêu cầu nhận Sổ thì cấp Giấy giới thiệu cho người lao động đến cơ quan BHXH nhận Sổ.

Đã tham gia BHYT hộ gia đình, nay ký hợp đồng với cơ quan và tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, thẻ BHYT hộ gia đình còn giá trị sử dụng thị giải quyết thế nào?

Trả lại thẻ BHYT hộ gia đình hoàn lại tiền tương ứng với thời gian còn giá trị của thẻ.
Nơi trả: đại lý nơi tham gia BHYT gia đình,
Thủ tục: thẻ BHYT hộ gia đình và bản sao thẻ BHYT bắt buộc.

Khi người lao động nghỉ việc làm thế nào để chốt sổ?

Theo Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật thì đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH để chốt sổ và trả sổ cho người lao động.

Người lao động ký hợp đồng chính thức nhưng công ty cũ chưa chốt sổ và đã giải thể phải giải quyết thế nào?

Trường hợp khi nghỉ việc tại công ty cũ người lao động chưa nhận lại sổ BHXH (sổ đã chốt), nay công ty cũ đã giải thể (hoặc phá sản hoặc chuyển đi không để lại địa chỉ) thì người lao động lập hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH theo phiếu GNHS 305, trong Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) NLĐ cần ghi rõ khi nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH và nay công ty đã giải thể và đề nghị chốt sổ đến thời điểm công ty cũ đóng đủ tiền nộp cho cơ quan BHXH nơi công ty cũ đóng BHXH để được giải quyết cấp lại sổ BHXH và chốt sổ. Bạn có thể tham khảo thủ tục hồ sơ tại địa chỉ:http://bhxhtphcm.gov.vn/thu-tuc-ho-so-mot-cua/7/thu-tuc-ho-so-so-bhxh-the-bhyt/

Cty nợ BHXH không chốt sổ cho người lao động làm thế nào để lấy sổ?

Theo quy định tại Điều 21 Luật BHXH và điều 47 Luật Lao động, khi người lao động nghỉ việc đúng pháp luật, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định thôi việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập thủ tục chốt sổ BHXH để trả cho người lao động. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đang nợ BHXH, để chốt sổ BHXH cho người lao động đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc và Cấp Sổ Thẻ đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc. Nếu đơn vị sử dụng lao động vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động TBXH để được can thiệp giúp đỡ.

Cty cũ chưa chốt sổ và làm mất thì thủ tục cấp lại như thế nào?

Trường hợp công ty cũ làm mất sổ BHXH thì công ty có trách nhiệm lập thủ tục đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ, chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động để tiếp tục tham gia tại công ty mới theo đúng quy định.

Cơ quan bắt buộc phải chuyển Sổ cho người lao động giữ theo đúng luật định hay chờ khi nào người lao động có đề nghị mới chuyển?

Theo Điều 18, 19 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Người lao động có quyền, trách nhiệm quản lý và bảo quản sổ BHXH kể từ ngày 01/01/2016.
Do đối tượng quản lý trên địa bàn TP.HCM rất lớn nên hiện nay cơ quan BHXH đang chuẩn bị dữ liệu để in tờ rời hằng năm của người lao động chuyển cho đơn vị sử dụng lao động và sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể việc bàn giao toàn bộ sổ BHXH cho người lao động.
Cơ quan BHXH đang chuyển dữ liệu kết quả đóng BHXH, BHYT và BHTN 6 tháng cuối năm 2015 của người lao động lên trang web của BHXH TP.HCM tại địa chỉ: http://c13.bhxhtphcm.gov.vn/ để người lao động tra cứu.

Khi người lao động quản lý Sổ làm mất, không báo có nhiều sổ cho đơn vị hiện tại thì người lao động tự chịu trách nhiệm nộp hồ sơ gộp Sổ, cấp lại Sổ … đúng không?
Nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận cho người sử dụng lao động giữ Sổ có được không?

1. Theo Điều 18, 19 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Người lao động có quyền, trách nhiệm quản lý và bảo quản sổ BHXH kể từ ngày 01/01/2016.
Do đối tượng quản lý trên địa bàn TP.HCM rất lớn nên hiện nay cơ quan BHXH đang chuẩn bị dữ liệu để in tờ rời hằng năm của người lao động chuyển cho đơn vị sử dụng lao động và sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể việc bàn giao toàn bộ sổ BHXH cho người lao động.
Cơ quan BHXH đang chuyển dữ liệu kết quả đóng BHXH, BHYT và BHTN 6 tháng cuối năm 2015 của người lao động lên trang web của BHXH TP.HCM tại địa chỉ: http://c13.bhxhtphcm.gov.vn/ để người lao động tra cứu.
2. Nếu đơn vị sử dụng lao động đã bàn giao sổ BHXH cho người lao động tự lưu giữ, bảo quản và người lao động đã làm mất sổ BHXH hoặc người lao động có nhiều sổ thì người lao động lập hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH (theo phiếu GNHS 305) hoặc gộp sổ (theo phiếu GNHS 304) nộp cho cơ quan BHXH thông qua đơn vị sử dụng lao động nơi đang làm việc để cấp lại sổ hoặc gộp sổ. Bạn có thể tham khảo thủ tục hồ sơ tại địa chỉ: http://bhxhtphcm.gov.vn/thu-tuc-ho-so-mot-cua/7/thu-tuc-ho-so-so-bhxh-the-bhyt/
3. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động tự thỏa thuận với người lao động việc lưu giữ, bảo quản sổ BHXH trong thời gian người lao động đang làm việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH.

Vì sao quy định giao sổ BHXH cho người lao động giữ?

Ý nghĩa của việc người lao động có quyền, trách nhiệm quản lý và bảo quản sổ BHXH của mình (theo Điều 18, 19 Luật số 58/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016) là để người lao động theo dõi, kiểm soát việc đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT và BHTN có đúng theo quy định hay không.

Người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, có vợ (chồng) là người Việt Nam mua BHYT được không? ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Được mua BHYT  theo hộ gia đình. Mua tại các đại lý (UBND phường, xã, bưu điện). Hồ sơ mang theo:
- Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
- photo thẻ BHYT của các thành viên trong hộ (nếu có).
Mức giá:
-   Người thứ nhất:621.000 đồng/năm
-   Người thứ hai:434.700 đồng/năm
-   Người thứ ba:372.600 đồng/năm
  Người thứ tư :310.500 đồng/năm

Hướng dẫn tạm ứng tiền chi chế độ thai sản kịp thời cho người lao động?

Sẽ không giải quyết tạm ứng, khi có phát sinh lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để chuyển tiền trực tiếp cho người lao động

Hướng dẫn người lao động nghỉ việc định cư ở nước ngoài thực hiện ủy quyền như thế nào?

Ra cơ quan công chứng làm giấy ủy quyền ghi rõ nội dung ủy quyền là lập hồ sơ và nhận tiền BHXH.

Khi vợ nghỉ thai sản hưởng 6 tháng theo quy định thì người chồng có tham gia BHXH cũng được hưởng tối đa 2 tháng lương BHXH? 

Người chồng không được hưởng.
Giải thích thêm: người vợ không tham gia BHXH và người chồng có ít nhất 6 tháng tham gia BHXH trong 12 tháng trước khi vợ sinh thì mới được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét